Kem chống nắng và những câu chuyện hiểu lầm

Chống nắng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ làn da, đặc biệt vào mùa hè này. Ấy thế mà vẫn luôn có những hiểu lầm về kem chống nắng đó các nàng. Dưới đây là 5 hiểu lầm phổ biến nhất mà Toét tin rằng chúng ta đã từng nghĩ về ẻm 😉

#1: Ở nhà/ làm việc văn phòng cả ngày thì không cần bôi kem chống nắng

Không hề! Ngay cả khi chỉ làm việc ở nhà/ trong văn phòng, chúng ta vẫn nên thoa kem chống nắng, đặc biệt các nàng làm việc ở gần cửa sổ hoặc ngồi trước bàn máy tính. Đây là khi bạn tiếp xúc với 2 tia cực tím gây hại cho da và tăng nguy cơ ung thư da: UVA và UVB, ngoài ra còn ánh sáng xanh đến từ điện thoại, máy tính. Tia UVB có thể bị chặn bởi cửa kính, không làm đen da nhưng tia UVA với bước sóng cao hơn sẽ tăng tốc độ lão hóa da và nguy cơ ung thư da. 

#2: Một làn da rám nắng giúp ngăn ngừa cháy nắng

Hoàn toàn không đúng. Bức xạ UV là một yếu tố gây ung thư ở người và đã được chứng minh. Việc tiếp xúc với các tia mà không được bảo vệ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư da. Ngoài ra còn phải kể đến các tổn thương do ánh nắng như: nám da, chảy xệ, nhăn, đốm nâu,… Việc cháy nắng hay còn được hiểu là tổn thương DNA cho da. Hệ thống miễn dịch gửi các enzyme sửa chữa đến vị trí bị tổn thương và sửa chữa vùng đó. Nó tạo nên một “bức tường” sắc tố để ngăn ngừa việc chảy nắng thêm. Tuy nhiên việc sửa chữa đó không đưa chúng ta trở lại làn da ‘em bé’, mà dần dần lão hóa da thôi.

#3: Chỉ số SPF càng cao đồng nghĩa với việc có thể thoải mái dành nhiều thời gian dưới nắng

Chỉ đúng nếu các nàng thoa kem chống nắng đúng theo chỉ dẫn. Chỉ số SPF là 1 thước đo chung về thời lượng chống nắng và ngăn chặn tia UV cho da. Nhưng SPF được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trong điều kiện lý tưởng và nó không đúng với cách mà hầu hết mọi người áp dụng kem chống nắng! Trong thế giới thực, hầu hết mọi người không bôi kem chống nắng đủ. Vì vậy, mức độ bảo vệ bạn nhận được thường thấp hơn nhiều so với những gì được liệt kê trên sản phẩm. Dù bạn chọn mức SPF nào, kem chống nắng của bạn nên được bôi lại trong ngày và ngay sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi.

#4. Sử dụng kem chống nắng ngăn cơ thể tiếp nhận vitamin D

Vitamin D rất cần thiết cho tất cả chúng ta. Nó giúp thúc đẩy sự phát triển của xương, hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh, bao gồm cả bệnh loãng xương. Thật đúng là bức xạ mặt trời là một nguồn vitamin D, cùng với một số loại thực phẩm và chất bổ sung. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng kem chống nắng không ngăn chặn việc sản xuất vitamin D. Cho dù bạn sử dụng kem chống nắng bao nhiêu hay chỉ số SPF cao bao nhiêu, một số tia UV mặt trời vẫn chiếu vào da bạn. Cách tốt nhất để bổ sung vitamin D là bằng cách chế độ ăn uống và bổ sung, thay vì cố ý tiếp xúc với các tia UV có hại. 

#5. Một số thành phần chống nắng có hại

Oxybenzone vẫn luôn được quan tâm về sự an toàn của nó. Tất cả các thành phần chống nắng hiện đang được FDA phê chuẩn, bao gồm oxybenzone, đã được sử dụng ở Mỹ trong nhiều năm và không có bằng chứng nào cho thấy kem chống nắng với các thành phần này có hại cho con người.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *